Kinh nghiệm mua nhà thanh lý ngân hàng

Kinh nghiệm mua nhà thanh lý ngân hàng

Lựa chọn mua nhà thanh lý ngân hàng, nhà phát mại đang thu hút rất nhiều người giá cả có thể rẻ hơn từ 20 – 30% giá thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà bạn có thể nhận được, còn đó những rủi ro tiềm ẩn. Vậy, làm thế nào để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch nhất? Cùng Phú Hưng tìm hiểu những kinh nghiệm mua nhà thanh lý ngân hàng sau đây.

Hiểu đúng về nhà ngân hàng thanh lý

Nhà ngân hàng thanh lý là gì?

Nhà ngân hàng thanh lý hay nhà thanh lý ngân hàng là loại tài sản mà ngân hàng tịch thu của các đối tượng vay vốn thế chấp nhưng không đủ khả năng chi trả khi đến kỳ hạn và tiến hành thanh lý, phát mãi để thu hồi vốn.

Hiện nay có 2 cách để ngân hàng tiến hành thanh lý nhà đất. Đầu tiên là ngân hàng sẽ cho chính chủ rao bán. Nếu chủ nhà không có khả năng bán thì ngân hàng sẽ trực tiếp rao bán.

Kinh nghiệm mua nhà thanh lý ngân hàng

Để mua nhà thanh lý ngân hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, dưới đây là 8 kinh nghiệm mà bạn cần ‘nắm trong lòng bàn tay’.

Xác định rõ về mặt pháp lý

Kinh nghiệm mua nhà thanh lý ngân hàng - 1

Giấy trắng mực đen rõ ràng, pháp lý minh bạch là một trong những ưu tiên hàng đầu cần xác minh trước khi mua bán bất cứ loại bất động sản nào. Song, với hình thức mua nhà thanh lý (nhà phát mãi) từ ngân hàng, dù đã được thực hiện trình tự và thủ tục phát mại tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành nhưng bạn cũng không nên chủ quan.

Bởi, chúng ta không chắc chắn được trong quá trình tiến hành có xảy sai sót gì hay không. Hoặc có thể có những điều khoản đi kèm gây bất lợi cho bạn. Hay những tài sản không phải là của ngân hàng thanh lý mà do các đơn vị, tổ chức gắn mác “ngân hàng thanh lý” để trục lợi.

Tất tần tật sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn khi mua nhà thanh lý nên hãy đặc biệt quan tâm nhé, đặc biệt là những ai mới lần đầu giao dịch mua bán bất động sản phát mãi. Do đó, khi bạn chưa xác định được tính xác thực về pháp lý hay có những dấu hiệu mập mờ thì nên tránh xa các giao dịch này để tránh mang những bất lợi về mình nhé.

Tìm hiểu tranh chấp của tài sản

Một trong những vấn đề thường xuyên gặp phải khi mua nhà thanh lý ngân hàng là tài sản có vướng tranh chấp với chủ sở hữu cũ. Đặc biệt là đối với những tài sản có có giấy chứng nhận thuộc quyền sở hữu của nhiều người thì vấn đề pháp lý, thủ tục sẽ phức tạp hơn.

Chẳng hạn như sau khi đã hoàn tất giao dịch thì chủ sở hữu cũ không chịu hợp tác bàn giao tài sản. Hoặc người thi hành án (người vay vốn) không hợp tác với cơ quan pháp luật cũng như phía ngân hàng để thực hiện chuyển giao tài sản. Khi đó, vấn đề tranh chấp, kiện tụng sẽ diễn ra và làm mất nhiều thời gian cho quá trình giao dịch cũng như chuyển giao tài sản giữa các bên. Và người thiệt thòi nhất trong giao dịch này chính là bạn.

Vậy nên, hãy tránh xa những tài sản liên quan đến nhiều chủ sở hữu và thông tin không rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của mình cách tốt nhất.

Tìm hiểu thông tin quy hoạch của Nhà nước

Thông tin quy hoạch của Nhà nước

Khi nhắc đến mua bán nhà đất, bất động sản nghĩa là bạn đang giao dịch tài sản có giá trị không hề nhỏ, nhà thanh lý, phát mãi cũng không ngoại lệ. Vì thế bạn nên cẩn trọng trong việc kiểm định thông tin quy hoạch của Nhà nước trước khi xuống tiền. Nếu không biết được những điều này thì bạn dễ gặp phải những rủi ro như đất sẽ bị thu hồi hoặc bị hạn chế các quyền sử dụng đất. Nhà thanh lý bạn dự định mua có nằm trong quy hoạch? Đừng vội mà đưa ra quyết định trước khi có những cơ sở chắc chắn và đảm bảo nhé.

Xem các dự án bất động sản phát mãi

Chọn đúng đối tượng giao dịch

Xác định đúng đối tượng có toàn quyền quyết định đến các vấn đề về sở hữu và sử dụng đất khi mua nhà ngân hàng thanh lý là điều rất quan trọng, bởi khi mua nhà tịch biên, thông thường chủ nhà đất không còn là người sở hữu hoàn toàn nữa. Do đó, để tránh những rủi ro pháp lý phát sinh về sau, bạn không nên thanh toán trực tiếp chi phí cho chủ sở hữu cũ mà sử dụng dịch vụ thanh toán ba bên tại ngân hàng để có sự đảm bảo cần thiết.

Định giá tài sản phù hợp

Định giá tài sản thanh lý ngân hàng

Thông thường mức giá nhà thanh lý mà ngân hàng đưa ra rẻ hơn so với thị trường khoảng 20 – 30%. Song, ngân hàng không phải là tổ chức kinh doanh nên bạn không nên chủ quan. Bạn cần tham khảo thông tin về thị trường bất động sản khu vực. Sau đó tiến hành so sánh giá ngân hàng đưa ra có hợp lý với giá đất khu vực không rồi mới quyết định xuống tiền mua bán.

Sàng lọc thông tin chính xác

Hiện nay, các hình thức lừa đảo gắn mác “nhà thanh lý ngân hàng”, “tài sản phát mại” xuất hiện khá phổ biến để đánh vào tâm lý thích những món hàng “rẻ” của khách hàng. Đó có thể là phát tờ rơi dọc đường, dán cột điện, đăng tin trên các diễn đàn rao vặt, các trang mạng xã hội, gọi điện, nhắn tin giả mạo thông báo ngân hàng,…

Với những câu chào mời hấp dẫn đến những con người “đóng thế” hoàn hảo là người mua nhằm lôi kéo, kích thích người mua thực đầu tư vào những bất động sản gắn mắc “thanh lý” có tính thanh khoản thấp, thị trường không còn ưa chuộng, nằm ở nơi xa xôi, hẻo lánh, không có tiềm năng phát triển.

Do đó, bạn cần sàng lọc thông tin, tìm hiểu kỹ càng trước khi đầu tư. Một điểm bạn cần lưu ý nữa chính là ngân hàng không bao giờ quảng cáo thanh lý nhà đất bằng những hình thức đề cập ở trên. Thông tin sẽ được cập nhật tại website của riêng từng ngân hàng hoặc các kênh thông tin truyền thông chính thức khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin danh sách tài sản phát mại từ các công ty bất động sản uy tín được ngân hàng ký gửi ủy thác.

Thỏa thuận điều khoản hợp lý và ký kết

Thỏa thuận điều khoản hợp lý và ký kết

“Bút sa gà chết” là thành ngữ mà ông bà ta thường nhắc đến để khuyên ta phải thật cẩn trọng khi đặt bút viết để thực hiện một điều gì đó, trong mua bán bất động sản cũng không ngoại lệ. Vậy nên trước khi ký kết hợp đồng bạn cần chắc chắn nắm rõ các nguyên tắc, điều khoản và cam kết trong hợp đồng để tránh rủi ro phát sinh. Bạn cần có ý kiến đóng góp để bảo vệ quyền lợi bản thân. Ví dụ như thời hạn thanh toán, nếu tranh chấp cùng chủ sở hữu thì ngân hàng sẽ làm gì?…Và nếu hợp đồng mập mờ, gây bất lợi thì bạn nên nhờ chuyên gia, luật sư tư vấn rõ ràng.

Trên đây là những chia sẻ của Phú Hưng về kinh nghiệm mua nhà thanh lý ngân hàng. Bất động sản là tài sản có giá trị lớn dù là bình thường hay là ngân hàng thanh lý. Do đó, trước khi bước vào cuộc chơi, hãy nên chuẩn bị cho mình hành trang thật vững vàng nhé. Phú Hưng – Đơn vị môi giới, tư vấn bất động sản phát mãi uy tín với đa dạng các dự án lớn nhỏ; nếu quan tâm đến sản phẩm hoặc còn thắc mắc điều gì, vui lòng liên hệ hotline: 0938.996.302 để nhận tư vấn. Chúc các bạn thành công!

Loading…

0