Mua nhà phát mãi, nhà thanh lý ngân hàng đang là xu hướng được nhiều người quan tâm bởi bạn có thể trở thành chủ sở hữu của một ngôi nhà chất lượng với giá ‘hời’. Vậy cụ thể nhà ngân hàng thanh lý là gì? Thủ tục thanh lý ra sao? Liệu hình thức này có an toàn? Cùng Phú Hưng tìm hiểu tất tần tật trong bài viết sau nhé.
Nội dung chính
Nhà thanh lý ngân hàng là gì?
Nhà ngân hàng thanh lý hay nhà thanh lý ngân hàng được hiểu là những căn hộ, nhà ở được ngân hàng rao bán với mục đích thu hồi vốn.
Đa số tất cả các ngân hàng hiện nay đều mở dịch vụ cho khách hàng vay bằng cách thế chấp tài sản (nhà ở, sổ đỏ, sổ hồng,…) để hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp trong việc kinh doanh, sản xuất. Song, các khoản vay mà khách hàng không thể hoàn trả thì ngân hàng sẽ tịch thu tài sản thế chấp và tiến hành thanh lý theo thỏa thuận đã ký kết. Và thanh lý nhà là một trong số đó.
Hiện nay, có 2 loại nhà ngân hàng thanh lý, bao gồm:
- Ngân hàng tiến hành thanh lý nhà bằng cách cho chính chủ tự thực hiện chào bán.
- Ngân hàng sẽ tự chào bán trong các trường hợp chủ nhà không đồng ý hoặc không có khả năng chào bán.
Có nên mua nhà ngân hàng thanh lý?
Thông thường, bất cứ sản phẩm gì ‘khoác’ lên mình 2 chữ ‘thanh lý’ đều thu hút sự chú ý của người mua, đương nhiên, nhà ngân hàng thanh lý cũng không ngoại lệ. Bởi:
- Bạn sẽ có cơ hội sở hữu nhà giá rẻ. Mục đích của ngân hàng khi thanh lý nhà chính là thu hồi vốn, không đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Song, trước khi cho vay vốn, ngân hàng đã tiến hành thẩm định tài sản, định giá nhà đất (thường thường sẽ được định giá bằng khoảng 70-80% giá thị trường), do đó, khi thực hiện thanh lý giá bán của ngân hàng cũng rẻ hơn thị trường 20-30%.
- Đơn vị uy tín thanh lý nhà đất. Ngân hàng là các tổ chức có thương hiệu và sự uy tín nhất định đối với mọi người. Những ngân hàng nào càng lớn thì độ uy tín càng được đánh giá cao, như Vietcombank, Sacombank, BIDV, Agribank, Vietinbank… Do đó, thông tin đất ngân hàng thanh lý sẽ có sức ‘nặng’ hơn bao giờ hết.
Xem thêm: Có nên mua nhà thanh lý của ngân hàng hay không?
Tuy nhiên không phải vì thế mà nhà thanh lý ngân hàng không có rủi ro hay lừa đảo. Nếu bạn không tìm hiểu kỹ lưỡng và quyết định một cách vội vàng có thể dẫn đến tình trạng ‘tiền mất tật mang’. Cụ thể:
Không xác định được chủ sở hữu
Như đã chia sẻ ở trên, ngân hàng sẽ tạo điều kiện để chủ nhà tự mở bán, rao bán nhà trực tiếp nếu không có rắc rối gì phát sinh. Trong quá trình giao dịch sẽ có sự tham gia của cả ba bên gồm người bán (chủ nhà, người vay vốn), ngân hàng và người mua nhà.
Song, người mua sẽ có thể bị tịch thu nhà hoặc gặp một số vấn đề pháp lý khác nếu mua nhà trực tiếp từ chính chủ mà không có sự thông qua hay có mặt từ phía ngân hàng. Bạn nên lưu ý để tránh gặp phải rủi ro không đáng có này.
Gặp những rắc rối về các thủ tục pháp lý
Vì là tài sản thanh lý nên khi giao dịch cần sự có mặt hoặc thông qua của các bên liên quan. Đặc biệt bạn cần có sự thỏa thuận và chữ ký của các bên tham gia nên thủ tục có phần rườm rà, rắc rối. Do vậy sẽ phải tốn khá nhiều thời gian để hoàn tất thủ tục thanh lý nhà.
Dễ bị khiếu nại, tố cáo
Trong trường hợp người vay vốn không đồng ý với mức giá thanh lý nhà mà ngân hàng đề ra sẽ rất dễ xảy ra kiện tụng, tố cáo. Hai bên sẽ tốn nhiều thời gian để giải quyết thỏa đáng vấn đề này. Đứng trên phương diện người mua cũng sẽ bị kéo theo ‘vòng xoáy’.
Vậy, có nên mua nhà ngân hàng thanh lý không?
Sau khi nhận thấy được những lợi ích và rủi ro mà Phú Hưng nêu ở trên, việc nên hay không nên nhà thanh lý ngân hàng sẽ phụ thuộc vào mức độ thuận lợi nếu giao dịch xảy ra. Khi bạn chắc chắn mua nhà giá rẻ mà không gặp bất cứ rủi ro thì có thể quyết định xuống tiền. Ngược lại, rủi ro tiềm ẩn lớn thì tốt nhất nên bỏ qua.
Quy trình, thủ tục mua nhà thanh lý ngân hàng
Bước 1: Ngân hàng tiến hành thông báo thanh lý nhà
Cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản tiến hành thông báo thanh lý tài sản cho các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp liên quan bằng văn bản. Khi đăng ký thanh lý nhà phải báo cáo đầy đủ các nội dung sau:
- Văn bản nêu lý do thanh lý nhà.
- Mô tả chi tiết về tài sản thanh lý.
- Nghĩa vụ của cả 2 bên.
- Địa điểm, thời gian và phương thức xử lý tài sản thanh lý.
Bước 2: Xác định giá trị của nhà thanh lý
Việc xác định giá trị của nhà thanh lý cần phải đảm bảo tính khách quan và cần phải phù hợp với giá thị trường. Thông thường nhà thế chấp sẽ được định giá qua hai hình thức:
- Định giá thông qua tổ chức định giá tài sản của các cơ quan chuyên môn.
- Ngân hàng và bên vay vốn sẽ thỏa thuận và định giá nhà, tài sản.
Bước 3: Thanh lý nhà
Trước khi tiến hành xử lý tài sản thế chấp cần phải có sự thỏa thuận đồng ý từ cả hai bên. Số tiền thu được được đem trả nợ cho người vay, điều kiện là phần tiền đó được chia ra thành nhiều tỉ lệ khác nhau tùy thuộc vào hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận ký kết.
Bước 4: Chuyển nhượng quyền sử dụng nhà thanh lý
Sau khi tiến hành thỏa thuận thanh lý nhà, các bên có liên quan sẽ thực hiện chuyển quyền tài sản thế chấp. Người nhận quyền sử dụng nhà sẽ được văn phòng đăng ký tại địa phương cấp quyền chứng nhận sử dụng nhà theo đúng quy định pháp luật.
Mua nhà thanh lý ngân hàng mặc dù đang “hót hòn họt” nhưng bạn cũng nên thật tỉnh táo khi đầu tư thị trường này. Nghiên cứu, đánh giá, phân tích tài sản dự định mua thật kỹ lưỡng trước khi xuống tiền để tránh những vấn đề pháp lý, lừa đảo phát sinh. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, Phú Hưng có thể giúp bạn hiểu hơn về nhà ngân hàng thanh lý. Tham khảo các dự án bất động sản phát mãi, thanh lý từ ngân hàng tại website batdongsanphatmai24h.com của Phú Hưng nhé!